Khi đầu tư chứng khoán, việc xác định đúng đáy thị trường là rất quan trọng để bắt đầu mua cổ phiếu và tận dụng xu hướng tăng mới. Dưới đây là cách xác định đáy thị trường và “ngày lấy đà” – một tín hiệu quan trọng để nhận biết xu hướng tăng giá mới.
1. Ngày lấy đà là gì?
“Ngày lấy đà” là thời điểm cho thấy nỗ lực bán đã kết thúc, thị trường không còn giảm sâu hơn mà bắt đầu chuyển sang xu hướng tăng giá. Đây là tín hiệu để nhà đầu tư bắt đầu mua cổ phiếu.
Theo nhà đầu tư huyền thoại William O’Neil (cha đẻ của phương pháp CANSLIM), không một xu hướng tăng nào bắt đầu mà không có sự xuất hiện của ngày lấy đà này.
2. Cách xác định ngày lấy đà:
Bước 1: Tìm thời điểm mà chỉ số chung (VNINDEX, VN30, HNX INDEX) có giá thấp nhất.
Bước 2: Theo dõi trạng thái nỗ lực tăng giá.
Sau khi chỉ số chạm mức thấp nhất, nếu trong các phiên tiếp theo chỉ số tiếp tục duy trì giá đóng cửa đều cao hơn mức thấp nhất đó thì nỗ lực tăng giá vẫn được bảo toàn. Và phiên chỉ số tạo giá thấp nhất gọi là phiên đầu tiên trong nỗ lực tăng giá. Các ngày tiếp theo là ngày thứ 2, 3,4… của nỗ lực tăng giá.
Nhưng trong các phiên tiếp theo chỉ cần có 1 ngày chỉ số đóng cửa dưới mức thấp nhất thì quay trở lại bước 1.
Bước 3: Xác định ngày lấy đà.
Ngày lấy đà xuất hiện khi chỉ số đóng cửa tăng ít nhất 1 đến 1.5% với khối lượng giao dịch lớn hơn phiên trước và xảy ra vào ngày thứ 4 trở đi của nỗ lực tăng giá (Có thể xảy ra sớm nhất là vào ngày 3, nhưng ngày 3 thường quá sớm để xác nhận xu hướng tăng mới). Phiên giao dịch này phải là một phiên bùng nổ, mạnh mẽ, dòng tiền lan tỏa khắp các mã và nhóm ngành.
Kết luận
Khi thị trường tăng, nhà đầu tư cũng cần xem xét bối cảnh vĩ mô trong thời điểm đó, và phải tư duy ngành nghề nào sắp tới được hưởng lợi từ vĩ mô, chính sách, công ty tăng trưởng….để lựa chọn các doanh nghiệp tốt nhất.
Để xác định đúng đáy thị trường và nhận biết ngày lấy đà, bạn cần quan sát kỹ lưỡng và tuân thủ các quy tắc xác định. Đừng để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư của bạn. Thay vào đó, hãy dựa vào những tín hiệu kỹ thuật và chuẩn bị cho một xu hướng tăng mới, dần dần gia nhập thị trường và trở lại trạng thái cũ nếu có dấu hiệu không tích cực tích cực